Phân biệt và ý nghĩa 15 loại vạch kẻ đường phổ biến nhất

Vạch kẻ đường là biển báo giao thông hướng dẫn, điều khiển giao thông trên các tuyến đường, hỗ trợ lưu thông trật tự cho các phương tiện và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có thể kết hợp cùng biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu  cũng có thể dùng độc lập. Người điều khiển phương tiện cần phải nắm rõ quy định cũng như tuân thủ chấp hành đúng luật để tránh bị phạt oan.





Vạch dọc ( theo tim đường): Bao gồm vạch liền, vạch đứt quãng. Vạch liền sẽ bao gồm vạch đơn và vạch kép.

  • Vạch dọc liền: Được hiểu rằng phần đường này cấm các loại xe cộ ( xe cơ giới và xe thô sơ) không được vượt qua và đè lên phần vạch đó. Đây được xem là vạch kẻ để phân chia đường cho xe thô sơ và cơ giới thành chiều đi và chiều về.
  • Vạch dọc liền kép: Vạch này thường kẻ ở đoạn đường vòng, những đoạn đường rộng lái xe được phép chạy với tốc độ cao, mục đích để người tham gia giao thông chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác. Thêm một lưu ý cho xe ô tô rằng khi chạy trên đoạn có vạch dọc liền thì không được vượt ô tô đi trước.
  • Vạch dọc đứt quãng: Dùng để phân chia làn đường cho xe cơ giới và thô sơ. Khi ô tô lưu thông trên đường có đoạn vạch này sẽ được phép vượt ô tô đi trước, nhưng sau khi vượt xong phải nhanh chóng trở về làn đường của mình

    Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

Vạch ngang đường: Gồm có vạch liền ngang và vạch đứt quãng ngang đường

  • Vạch liền ngang: Chúng ta có thể hiểu vạch kẻ này có ý nghĩa báo ‘dừng lại’. Phần vạch này quy định mọi loại xe thô sơ và xe cơ giới phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Vạch đứt quãng ngang đường: Đây là phần vạch dùng phân chia phần đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp ( gần đường giao) sang đường.

Vạch vàng nét đứt: Quy định phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có giải phân cách ở giữa, các phương tiện tham gia có thể cắt qua sử dụng làn ngược chiều ở 2 phía.


 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Vạch đơn vàng nét liền: Vạch nét liền không đứt quãng quy định phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 đến 3 làn xe và sẽ không có giải phân cách ở giữa. Phương tiện tham gia giao thông không được đè vạch và lấn làn. Phần vạch đơn màu vàng nét liền thường được sử dụng trong cung đường nguy hiểm, không đảm bảo tầm nhìn cho người lái, khả năng xe va chạm cao. 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Vạch vàng nét liền đôi: Phân chia hai chiều cho đoạn đường có 4 làn xe trở lên và không có giải phân cách, phương tiện tham gia giao thông tuyệt đối không được lấn làn, đè lên vạch. Loại vạch này thường thấy ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ xe gây tai nạn giao thông đối đầu cao.

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Vạch vàng một đứt, một liền: Dùng để phân chia chiều xe chạy cho đoạn đường có 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều.

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Vạch vàng đứt song song:

Phần vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy theo thời gian. Hướng xe chạy có thể tùy khoảng thời gian trên đoạn đường và thay đổi theo người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu hoặc biển báo khác phù hợp

 

Vạch trắng nét đứt:

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, thường từ 2 làn xe trở lên, phần vạch này cũng cho phép người điều khiển xe được phép di chuyển làn đường qua vạch

 

Vạch trắng nét liền: Phần vạch này để phân chia các làn xe cùng chiều và không cho phép xe di chuyển lấn làn, đè lên vạch.

 

Vạch trắng nét liền đôi: Hai đường vạch liền mạch song song dùng để chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau, thường thấy ở những đoạn đường có 4 làn xe trở lên. Quy định xe khi tham gia gia thông không được đè lên phần vạch này.

 

Vạch trắng hình con thoi:

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

Dùng để báo hiệu cho người lái xe sắp đến đoạn đường có phần vạch cho người đi bộ.

Theo quy định 41 về báo hiệu đường bộ, đây được hiểu là vạch 7.6, cảnh báo người lái phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ

 

Vạch xương cá chữ V: Theo quy định 41/2016, đây là vạch chia phương tiện theo hai hướng đi. Người tham gia giao thông không được lấn vạch và cắt qua làn vạch này trừ trường hợp cẩn khấp theo quy định của luật giao thông đường bộ.

 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Để nói rõ hơn chúng ta hình dung một hướng lên cầu vượt, một hướng khác đi phía dưới cầu vượt, người đi xe không được phép đi vào vùng vạch này

 

Vạch mắt võng tại ngã tư:

 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Vạch vẽ nét liền mắt võng màu trắng tùy loại vạch này không có quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về mặt pháp luật. Nhưng thực tế  phần vạch này mang tính chất hình ảnh giúp các phương tiện tham gia gia thông phân biệt rõ hơn nếu di chuyển vào phần đường này, nếu đi thẳng thì sẽ bị xử phạt vì loại vạch này thường đi cùng mũi tên chỉ làn đường rẽ phải.

 

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao: Phần vạch này được hiểu đơn giản là tạo khoảng không gian trống cho các phương tiện dừng lại chuẩn bị rẽ trái, sau khi đã vượt qua vạch dừng trên nhánh rẽ của nút giao có đèn tín hiệu giao thông cho phép rẽ trái nhưng lại không kịp vượt qua.

 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

Khi đèn tín hiệu báo hết thời gian rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng nhưng chưa vượt quá khu vực làn xe chờ rẽ thì vẫn phải dừng lại trong khu vực làn chờ.

 

Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức

 

Tất cả vạch kẻ đường và phần biển báo giao thông mà chúng ta thường hay nhìn thấy trên đường đều không hẳn nằm trong quy chuẩn 41. Hiện nay cũng có thể tồn tại nhiều loại vạch cũ chưa được thay thế. 

Bộ giao thông vận tải đã xem xét lại tình hình để tránh gây lãng phí khi ban hành quy chuẩn 41 và theo “ Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ – 22 TCN 237-01” cho phép vạch kẻ đường và các biển báo hiệu cũ vẫn còn giá trị sử dụng. 

Hệ quả của việc tồn tại song song vạch cũ và vạch mới khiến người tham gia giao thông khá khó khăn trong việc nắm rõ và tuân thủ theo luật, nên không ít những CSGT lấy đó làm điểm yếu để phạt ‘oan’  cho nhiều người tham gia giao thông. Vậy chúng ta phải liên tục cập nhật và ghi nhớ các điều luật mới, nhất là những bác tài thường xuyên phải di chuyển đường dài.

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

 

  • Vạch số 1.6: dạng vạch đứt quãng màu trắng, loại vạch này báo hiệu rằng sắp đến vạch số 1.1 hoặc số 1.11, được hiểu dùng để phân chia dòng xe ngược chiều và cùng chiều.
  • Vạch số 1.8: phần vạch đứt quãng màu trắng dùng để phân chia làn đường giữa làn tăng tốc độ và giảm tốc độ ( còn được gọi là làn đường chuyển tốc) thường được kẻ ở nơi giao nhau, hỗ trợ cho xe tách nhập làn đường an toàn.
  • Vạch số 1.9:  hai đường vạch liên tiếp đứt quãng màu trắng kẻ song song,  phân chia làn xe dự phòng để tăng làn cho chiều xe có mật độ giao thông cao. Trên những đoạn đường này thường có đèn tín hiệu xanh và đỏ để điều khiển thay và đổi hướng.
  • Vạch số 1.11: hai đường vạch song song màu trắng, một đường liền mạch và một đường đứt quãng. Dùng để phân chia 2 đến 3 làn phương tiện có hướng lưu thông ngược chiều. Khi lái xe bên phần vạch đứt quãng được phép đè lên vạch để vượt xe.
  • Vạch 1.12: đường vạch liền mạch màu trắng kẻ ngang đường, báo hiệu người lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc biển báo ‘STOP’.
  • Vạch số 1.13: vạch kẻ theo hình tam giác cân màu trắng, báo hiệu rõ vị trí người tham gia giao thông phải dừng lại để nhường cho các phương tiện ưu tiên khác.
  • Vạch số 1.14: vạch này báo hiệu đoạn đường dành cho người đi bộ qua đường , thường thấy là các vạch kẻ đường có đoạn ngắn màu trắng song song với nhau.
  • Vạch số 1.15: quy định vị trí dành cho xe đạp, cắt ngang qua phần đường của xe cơ giới. Nếu ở những đoạn đường giao nhau không có người và tín hiệu đèn giao thông thì xe đạp phải nhường phần đường cho xe cơ giới di chuyển cắt ngang đường dành cho xe đạp.
  • Vạch 1.16.1: đường vạch hình tam giác bên trong có đường chạy cắt chéo góc nhọn, quy định phân chia dòng phương tiện theo một hướng.
  • Vạch 1.16.3: đường vạch kẻ thành hình tam giác màu trắng, vạch ở trong hình gãy khúc nằm ngược chiều với góc nhọn của vạch ngoài, quy định đảo nhập dòng các phương tiện tham gia giao thông.
  • Vạch số 1.17: đoạn vạch màu vàng gập khúc như chữ M ( có nhiều đỉnh), quy định là nơi dừng xe của các phương tiện vận tải công cộng thường thấy như xe buýt, chạy theo các tuyến đường nhất định.
  • Vạch số 1.18: đường vạch màu trắng có hình mũi tên, chỉ dẫn hướng đi cho các làn xe khác nhau. Loại vạch này thường thấy ở nơi giao nhau và tách ra từng làn riêng, lái xe bắt buộc phải theo quy định của mũi tên chỉ hướng đi.
  • Vạch số 1.19: phần vạch hình mũi tên màu trắng, báo hiệu sắp đến đoạn đường bị thu hẹp, làn xe theo hướng mũi tên bị giảm phải chuyển làn từ từ theo hướng mũi tên đã chỉ.
  • Vạch 1.20: vạch hình tam giác màu trắng, báo hiệu còn 2m đến 25m nữa sẽ gặp vạch 1.13 và biển hiệu ‘Giao nhau với đường ưu tiên’ số 208.
  • Vạch 1.21: vạch này báo hiệu ‘STOP’ phải dừng lại tại vạch số 1.12 và biển báo 122. Vạch số 1.21 thường cách vạch dừng khoảng từ 2 đến 25m.
  • Vạch số 1.22: được hiểu là số hiệu của đường đi, thường thấy trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên đoạn đường xe chạy.
  • Vạch số 1.23: vạch màu trắng kẻ theo hình chữ A, biển báo quy định làn xe dành riêng cho xe khách chạy theo tuyến nhất định, được kẻ trực tiếp trên làn xe.

=> Thông số kỹ thuật Mazda 2 2020

 

Kích thước các vạch kẻ đường

 

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại vạch kẻ đường như vạch kẻ dành cho xe máy, xe ô tô, vạch cấm dừng, cấm đỗ xe, cấm quay đầu xe. Mỗi loại sẽ có kích thước màu sắc khác nhau và được chia thành từng nhóm riêng.

 

Nhóm vạch phân chia tim đường (phân chia hai chiều xe chạy): 

  • Vạch đôi dùng để xác định ranh giới giữa các làn đường ( các phương tiện có thể chuyển hướng): vạch thường có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai vạch dài 15 đến 20cm, đoạn nét liền dài từ 1-2m, khoảng trống dài gấp 3 nét liền.
  • Vạch phân chia tim đường dạng đôi, có 1 nét liền và 1 nét đứt quãng: loại vạch này có 2 đường chạy song song và chiều rộng kích thước 15cm, khoảng cách vạch thường từ 15 đến 50cm. Loại vạch này chạy dài một đoạn đường theo quy định, còn với vạch nét đứt có đoạn liền nhau dài từ 1 đến 3m, khoảng đứt thường gấp đôi đoạn liền ( 1-2m)
  • Vạch phân chia tim đường dạng đôi, nét liền: loại vạch có 2 đường chạy song song nhau và chiều rộng bằng nhau là 15cm, khoảng trống giữa hai vạch dài 15 đến 50cm.
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét liền mạch: có chiều rộng 15cm, trải dài liền mạch trên đoạn đường theo quy định
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét đứt: chiều rộng 15cm, nét liền có chiều dài 1 – 3m
  • Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét đứt quãng: có chiều rộng khoảng 15cm, từ 1- 3m vạch nét liền sẽ đứt khúc một lần, khoảng cách đứt dài 2 đến 6m ( khoảng trống dài gấp đôi độ dài của vạch nét liền)

Nhóm vạch phân chia đường chạy một chiều (cùng chiều): 

  • Vạch phân làn đường chạy cùng chiều, vạch đơn nét liền mạch:  có chiều rộng 15cm, chạy dài liền mạnh trên đoạn đường theo quy định.
  • Vạch phân chia làn đường chạy cùng chiều, vạch đơn nét đứt: vạch có chiều rộng 15cm, phần vạch nét liền cho chiều dài từ 1 đến 3m, khoảng cách đứt khúc dài gấp 3 lần đoạn nét liền (  khoảng 3 – 6m ).
  • Vạch giới hạn cho làn đường ưu tiên, thường thấy bằng nét liền hoặc nét đứt:  chiều rộng của phần vạch này lớn hơn các loại vạch thông thường khoảng 30cm. 

Nhóm vạch mép đường (giới hạn đường xe chạy): 

 

  • Vạch mép đường dạng đơn, nét đứt: khoảng rộng 15- 20cm, vạch nét liền là 60cm, khoảng cách phần đoạn đứt khúc cũng chỉ khoảng 60cm.
  • Vạch mép đường dạng đơn, nét liền: có chiều rộng khoảng 15 đến 20cm.

Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường

 

Đa số người tham gia giao thông tại Việt Nam hay nhầm lẫn làn đường và vạch kẻ đường, việc nắm rõ quy định làn đường, vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông. Nhiều người điều khiển các phương tiện hiện nay vẫn chưa phân biệt những lỗi sai và quy định về luật giao thông đường bộ được ban hành như thế nào,  minh chứng bằng việc vẫn còn khá nhiều tình trạng đi sai làn đường đang diễn ra, đặc biệt ở những thành phố lớn.

 

Làn đường là gì? Thế nào là đi sai làn đường?

 

Theo quy định điều 3 quy chuẩn 41/2016/BGTVT ban hành: Làn đường là một phần của đường xe chạy và chia theo chiều dọc của đường, có đủ không gian cho xe chạy an toàn tùy theo bố trí của mỗi đoạn đường sẽ có chiều rộng khác nhau. Một phần đường xe chạy thường từ 1 hoặc nhiều làn đường. Từng làn đường sẽ được phân chia theo quy định và được sử dụng để các phương tiện giao thông qua lại.

 

Điều khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: :”Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường”

 

Vậy nên người tham gia giao thông có thể hiểu đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường theo quy định trên đoạn đường đã phân chia làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường. Mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện như làn dành cho xe ô tô, xe tải riêng, làn xe gắn máy và xe đạp riêng. Việc phân chia làn theo từng loại phương tiện giúp giảm tình trạng kẹt xe đặc biệt là tai nạn giao thông hiện nay. 

 

 Lỗi đi sai làn đường là lỗi đi sai làn đường tại đoạn có biển báo ‘ Làn đường dành riêng cho từng loại xe’ Biển R.412 ( a, b, c, e, f, g, g ) và biển R.415 ‘ Biển gộp làn đường theo phương tiện’.

 

 

Chế độ Eco là gì? ” title=”=> Chế độ Eco là gì? ” />

 

 

Dựa theo nghị định 46/2016/NĐ-CP, người tham gia giao thông điều khiển phương tiện sai làn đường sẽ bị xử lý tùy loại phương tiện như sau: 

  • Đối với xe ô tô, mức phạt là 800.000 đồng tới 1.2 triệu đồng và tước GPLX 01- 03 tháng.
  • Phương tiện là xe máy sẽ có mức phạt 300.000 – 400.000 đồng, tước GPLX từ 02- 04 tháng ( trong trường hợp nếu gây tai nạn giao thông ).
  • Xét phương tiện là máy kéo, xe máy chuyên dụng thì có mức phạt 200.000 – 400.000 đồng, tước GPLX từ 02-04 tháng ( nếu gây ra tai nạn giao thông ).
  • Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác sẽ có mức phạt khoảng 50.000 – 60.000 đồng

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

 

Vạch kẻ đường được hiểu là một dấu hiệu biển báo thường kết hợp chung với các loại biển và đèn tín hiệu giao thông nhằm phân chia, điều khiển các phương tiện lưu thông an toàn, tránh ùn tắc gây tai nạn. Vạch kẻ đường được phân chia nhiều loại vạch dựa vào vị trí, hình dáng, màu sắc của vạch, vạch liền hoặc vạch đứt khúc…v…v…

 

Người điều khiển phương tiện thường hay mắc phải lỗi không đi đúng làn đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo và đèn tín hiệu. Đa số thường gặp phải tại những đoạn đường giao nhau có biển báo hiệu ‘ Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo’ kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi ở trên mặt đường. 

Khi di chuyển phương tiện đè lên vạch liền màu trắng hoặc đè lên vạch kẻ đường sẽ quy thành lỗi không chấp hành theo vạch kẻ đường khi tham gia giao thông, dựa theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. 

 

Trong trường hợp người tham gia giao thông rẽ trái nhưng lại di chuyển vào làn có mũi tên đi thẳng hoặc dừng đèn đỏ có ô kẻ chéo sẽ bị quy vào lỗi ‘không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường’.

 

Các trường hợp khác

 

Trong trường hợp có vạch mắt võng nhưng không có biển báo ‘đèn đỏ được phép rẽ phải’ hoặc không có đèn mũi tên màu xanh báo rẽ phải thì người đi đường bắt buộc phải dừng lại trên phần vạch mắt võng. Theo quy định luật giao thông đường bộ đèn tín hiệu có hiệu lực cao nhất nên cho dù đoạn đường có vạch cấm dừng nhưng đèn tín hiệu lại cấm đi thì buộc phải dừng lại theo báo hiệu của đèn.

 

Đối với vạch kẻ phân cách làn theo hướng là vạch liền, các phương tiện di chuyển phải chuyển làn theo hướng muốn đi trước khi vào khu vực đó và tuyệt đối không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường là nét đứt thì các phương tiện được chuyển sang làn theo hướng khác nhưng phải chuyển làn trước khi tới vạch dừng xe.

Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống biển báo của luật đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu và cuối cùng là vạch kẻ đường.

Mức phạt đối với những lỗi nêu trên đối với xe ô tô là từ 100.000 – 200.000 đồng và điều khiển xe máy là 60.000- 80.000 đồng

Việc vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và sai làn đường có mức phạt khá khác nhau. 

 

=> Chế độ Eco là gì? 

 

Hy vọng sau những chia sẻ về phân biệt và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường, bạn đọc có thể hiểu thêm về luật giao thông đường bộ tại Việt Nam, giúp chúng ta tránh gặp phải tình trạng không rành luật mà bị phạt 'oan ức'.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu là con số may mắn thì sẽ mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, những con số xui xẻo sẽ mang lại những điềm xấu. Cùng xem ý nghĩa biển số xe phong thủy…

Xem chi tiết: Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Đèn pha không hoạt động bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, đơn giản thì là cầu chì cháy, phức tạp hơn là hỏng cả hệ thống điện.

Xem chi tiết: Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Giá của những chiếc xe Hyundai Elantra 2016 đang trong khoảng 500-550 triệu, ngang ngửa giá Toyota Vios đời mới.

Xem chi tiết: Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Kể cả người lái xe lâu năm cũng chưa chắc đã nắm hết tất cả các chi tiết hữu dụng của xe như các khe nhỏ trên bảng táp lô, các ký hiệu phía mặt trong cửa xe, biểu tượng vị trí nắp bình xăng...

Xem chi tiết: Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Ngoài động cơ cần thay nhớt theo chu kỳ thì vẫn còn một số chi tiết khác cần để ý châm thêm chất bôi trơn để đảm bảo sự mượt mà, cho trải nghiệm tốt khi vận hành.

Xem chi tiết: Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Vô lăng được đặt lệch một bên có lợi nhiều hơn khi ra vào xe, quan sát các chướng ngại vật phía trước và trong các tình huống muốn vượt xe khác.

Xem chi tiết: Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Đèn tự động là tính năng được nhà sản xuất trang bị thêm trên xe nhằm giúp giảm thiểu các nguy hiểm trong trường hợp bác tài quên bật đèn khi trời tốt.

Xem chi tiết: Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Xu hướng chuyển dịch từ xe gầm thấp lên xe gầm cao của người Việt đang ngày càng rõ nét. Bằng chứng là hàng loạt mẫu xe crossover đô thị mới thi nhau ra mắt và không ít cái tên trong số đó thường xuyên lọt top bán chạy.

Xem chi tiết: Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Ô tô hỏng nặng vì bà chủ đi 3 năm không thay đầu

Bí quyết khắc phục ngay tình trạng ô tô bị ì máy khi tăng tốc

Tăng giảm ga đột ngột khiến xe xuống cấp nhanh cỡ nào?

'Thánh lật' Toyota Fortuner TRD Sportivo 2016 có đáng mua sau 5 năm sử dụng?

Tổng hợp những bộ phận ô tô dễ hư hỏng vào mùa hè

Tổng hợp những nâng cấp rất cần thiết cho ô tô bản thiếu

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất