Mỗi người khi tham gia giao thông đều cần có những hành vi ứng xử đúng mực, tôn trọng cả những người xung quanh lẫn bản thân chiếc xe, thể hiện mình là một người có văn hóa. Dưới đây là những quy tắc ứng xử nhỏ nhưng vô cùng cần thiết khi tham gia giao thông mà tài xế hay hành khách đều cần lưu ý.

  1. Không đặt chân lên bảng táp lô

Thói quen này của khá nhiều người không những nguy hiểm mà còn thô tục. Chiếc xe hơi của bạn không phải là chiếc ghế sofa trong phòng khách! Vì vậy, hãy bỏ đôi chân ra khỏi bảng điều khiển. Chưa kể trong trường hợp gặp phải tai nạn, việc đặt chân lên bảng táp lô dễ khiến người ngồi trên xe gặp phải những chấn thương nguy hiểm.

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Hành khách không nên tự ý điều chỉnh điều hòa





Hành khách nên để tài xế điều chỉnh nhiệt độ hoặc hành khách cũng có thể quyết định mức nhiệt độ nhưng để an toàn thì hành khách nên hỏi tài xế trước. Còn nếu xe hơi của bạn có hệ thống điều hòa hai vùng độc lập thì bạn không cần phải lo lắng ai sẽ là người được quyền chỉnh nhiệt độ.

  1. Di chuyển theo hình dích dắc

Cách di chuyển này được cho là hiệu quả và an toàn hơn trong trường hợp tắc đường. Thay vì xếp hàng dài trong 1 làn đường, hãy tiếp tục di chuyển dích dắc qua làn trống bên cạnh trái phải rồi trái phải.

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Chỉ sử dụng đèn sương mù khi có sương mù

Ánh sáng từ đèn đi trong sương mù sẽ gây sao nhãng cho tài xế về những xe đằng trước. Nghiêm trọng hơn, nếu xe của bạn là chiếc xe tải hoặc SUV cao, thứ ánh sáng này còn chiếu thẳng vào cửa sau của những xe thấp hơn. Đèn đi trong sương mù chỉ nên sử dụng khi có sương mù vì ánh sáng từ đèn này soi sát đất giúp tài xế nhìn rõ nhất.

  1. Không làm ùn tắc giao thông bằng cách vượt qua xe khác với tốc độ “rùa bò”


Chúng ta đều nổi điên khi thấy một tài xế xe tải vượt qua chiếc xe khác với tốc độ chỉ 0.0005 m/s. Chỉ vượt khi bạn có thể vượt thật nhanh.

  1. Dùng xi-nhan

Bật tín hiệu cho các tài xế khác biết bạn muốn rẽ hay sáp nhập vào làn đường vốn là điều bắt buộc khi tham gia giao thông. Ngay cả khi đường khá vắng vẻ cũng hãy xi-nhanh khi muốn rẽ, những hành động nhỏ không chỉ giúp bạn an toàn mà còn

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Ở yên ở làn phải trừ phi bạn đang có ý định vượt qua xe khác

Không ai thích bị kẹt trên đường cao tốc bởi ai đó đang chạy băng băng ở làn trái. Di chuyển sang làn bên phải hoặc giữa và để cho giao thông nhanh hơn.

  1. Chú ý khi đang dừng đèn đỏ

Chúng ta rất dễ nhìn vào điện thoại khi chờ đèn đỏ nhưng bạn không nên làm vậy. Nếu bạn sao nhãng và không biết đã qua đèn xanh, bạn sẽ làm ùn tắc người sau bạn. Một vài xe như Subaru với tính năng hổ trợ người lái Eyesight sẽ có âm thanh báo hiệu nếu bạn làm vậy.

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Không nhắn tin lúc chạy xe

Tất cả chúng ta nên biết vừa nhắn tin vừa lái xe cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người vẫn có thói quen như vậy. Điều này có thể gây ra tai nạn chết người cho chính họ và cả những người tham gia giao thông khác. Luôn nhớ rằng cất điện thoại rồi hãy chạy xe.

  1. Không uống rượu lúc lái xe


Điều này cực nguy hiểm nhưng nhiều người dẫu biết vẫn uống rượu. Xin hãy tỉnh táo khi lái xe!

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Nhường đường cho các phương tiện khẩn cấp

Xe cứu thương, cứu hỏa và xe cảnh sát đều có âm thanh báo hiệu inh ỏi và đèn chiếu sáng nhưng vài tài xế giả vờ không nghe và không chịu tấp vào để nhường đường cho những phương tiện đó. Đừng là kẻ ngu ngốc, hãy tránh đường cho xe khẩn cấp.

  1. Để tài xế chọn nhạc

Chúng ta đều muốn quyết định bài nhạc sẽ phát trên xe. Cứ thoải mái đề xuất bài nhạc, nhưng đừng tự ý mở nếu tài xế không thích điều đó.

  1. Không để trẻ con hoặc thú cưng trong xe hơi vào những ngày nóng

Không để trẻ con hoặc thú cưng trong xe hơi vào những ngày nóng.

Trừ phi bạn lái chiếc Tesla với chế độ thú cưng, bạn không nên để thú cưng hoặc con bạn trong xe, đặc biệt vào những ngày nóng.

  1. Đậu xe đúng chỗ

Hãy lịch sự với những tài xế khác bằng việc đậu xe đúng vào phần được đậu xe của bạn.

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Nhường đường cho xe bên phải tại ngã tư

Có thể là bạn quên hoặc không biết nhưng tại ngã tư bạn nên nhường đường cho xe tới từ bên phải nếu cả hai cùng chạy lên. Quy tắc này cũng được áp dụng tại các ngã tư mà đèn giao thông bị hư.

  1. Bỏ móc kéo xe khi không sử dụng

Bạn nên vứt cái móc kéo khi không có cái gì để móc để bảo vệ đôi chân của người khác. Mọi người thường ngán ngẩm với việc bị đau chân khi đi ngang qua bãi đỗ xe. Ngoài ra, điều này còn gây hậu quả nghiêm trọng cho các vụ tai nạn liên quan đến đằng sau xe hoặc do tài xế vô tình đầu sát xe khác trong bãi đậu.

  1. Nói lời cảm ơn

Nếu ai đó nhường chỗ cho bạn di chuyển khi tắc đường, gật đầu hoặc vẫy tay để cảm ơn. Hành động này mang ý thiện chí và thúc đẩy họ tiếp tục lịch sự trong tương lai.

  1. Đi đúng làn tại vòng xuyến

Nhiều người thường khó chịu khi gặp phải vòng xuyến vì mật độ giao thông khá đông tại đây. Nhưng vấn đề sẽ được giải quyết nếu bạn tuân thủ đúng luật giao thông. Đi đúng làn và chỉ nhường đường khi cần.

  1. Sử dụng đèn pha trong các tình huống mưa hoặc tầm nhìn thấp

Thỉnh thoảng trời sẽ mưa hoặc tuyết rơi vào ban ngày nên đèn pha sẽ không tự động sáng. Vì vậy, hãy dùng tay bật chúng để giúp tài xế khác có thể nhìn thấy bạn và tránh tai nạn.

  1. Làm sạch kính chắn gió tại các điểm đổ xăng

Hành khách lịch sự nên đề nghị cọ rửa kính chắn gió khi tài xế đổ xăng. Đây không phải là một công việc nặng nhọc và thường là công việc nhanh chóng, nhưng tài xế của bạn sẽ đánh giá cao nỗ lực này.

  1. Không đậu xe ở trạm xăng

Bạn nên đậu xe ở bãi đổ rồi chạy đi mua chai nước hay bánh trái thay vì để xe ngay tại trạm xăng sau khi đã đổ xăng. Dù cho trạm xăng thì vắng vẻ nhưng không biết nó sẽ như thế nào lúc bạn đi mua hàng.

  1. Không xả rác

Để rác trên xe cho tới khi bạn tìm được đúng chổ để vứt chúng. Không bao giờ tiện tay và vứt chúng ra ngoài cửa sổ.

đậu xe đúng chỗ, quy tắc khi tham gia giao thông
  1. Nhường đường cho người đi bộ

Hãy luôn quan sát và nhường cho người đi bộ qua đường. Nếu không, bạn có thể bị phạt hoặc làm hại đến ai đó. Hãy cẩn thận!

  1. Chừa chổ cho người đi xe đạp

Hãy nhường chỗ cho người đi xe đạp, thậm chí là chờ đợi và lái xe tránh họ cho đến khi giao thông đỡ ùn tắc. Bạn có chiếc xe làm bằng kim loại, nhựa và kính để bảo vệ bạn khi va chạm. Người đi xe đạp chỉ có thể có một chiếc mũ bảo hiểm.

  1. Không lái dưới tốc độ tối thiểu

Không lái dưới tốc độ tối thiểu.

Nếu tốc độ tối thiểu là 60 km/h, hãy lái với tốc độ 60 km/h hoặc hơn.

  1. Không đi sát đuôi xe khác

Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi chiếc xe phía trước có thể giảm tốc bất cứ lúc nào. Hãy đi cách xa một khoảng cách an toàn.

  1. Không đóng sầm cửa

Hãy tỏ sự tôn trọng với tài xế bằng việc đừng đóng sầm cửa khi ra ngoài. Và cũng đừng làm vậy với bạn của bạn.

  1. Không làm tài xế mất tập trung

Đừng cố cho tài xế xem bất cứ cái gì trên điện thoại của bạn trong khi họ đang lái xe. Điều này cũng nguy hiểm như khi họ vừa nhắn tin gọi điện vừa đi xe. Tương tự, cố gắng đừng làm phiền xế khi họ đang lái xe.

  1. Giữ khoảng cách với xe tải

Không bám sát xe tải. Không đi sát trên làn đường kế bên chúng. Và đặc biệt, không bao giờ tạt đầu xe tải. Những chiếc xe lớn như vậy cần nhiều khoảng cách để dừng và khỏi động hơn xe khách.

  1. Giữ tốc độ trên lối vào đường tốc

Bạn sẽ rất khó chịu nếu đi sau một chiếc xe chậm chạp trên đường nhập làn cao tốc. Con đường này được thiết kế để các xe đạt tốc độ cần thiết để vào đường cao tốc. Vì vậy, hãy nhấn chân ga và tăng tốc thôi nào.

  1. Giữ khoảng cách với xe máy

Bạn nên lịch sự giữ khoảng cách với xe máy khi đi sau nó. Lý do là vì xe máy nhẹ nên có thể dừng nhanh hơn xe hơi, vì vậy bám sát đuôi có thể gây ra vụ va chạm đuôi xe và người lái xe máy có thể bị thương

  1. Giảm đèn pha nếu phía trước bạn có xe khác đang đến

Giảm đèn pha nếu phía trước bạn có xe khác đang đến.

Đèn pha sáng chói của bạn trong đêm có thể làm mất tầm nhìn của xe đối diện. Bạn có thể thấy rõ nhưng chiếc xe sắp chạy tới thì không. Giảm bớt ánh sáng và ngừng bắn pha vào mặt tài xế khác.

  1. Không làm tài xế ngồi ghế sau

Nếu bạn biết rõ đường hơn tài xế, hãy đề nghị được lái, nếu không thì bạn nên im lặng.

  1. Thắt dây an toàn

Việc này nên chủ động làm thay vì để tài xế phải nhắc nhở bạn. Hãy thắt dây an toàn để bảo vệ mình cũng như tôn trọng tài xế.

Theo VnExpress

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất