Anh Vũ Hùng, chủ xưởng bọc ghế da thủ công Zen Auto, chia sẻ kinh nghiệm bọc ghế da cho các bác tài để tránh phí tiền.

Để tìm hiểu sự khác biệt của phương pháp bọc da thủ công và bọc da công nghiệp. Chúng ta sẽ có buổi phỏng vấn với anh Vũ Hùng, chủ xưởng Zen Auto – chuyên bọc ghế da thủ công tại quận Mỹ Đình, Hà Nội.

Theo anh, đâu là sự khác biệt giữa bọc ghế da thủ công và bọc ghế da công nghiệp?





Về cơ bản, hai cách bọc da ghế tương đối giống nhau. Nhưng quy trình làm da ghế thủ công, tức là “đo cắt theo xe” sẽ phức tạp hơn. Mỗi người chủ có thói quen ngồi xe khác nhau, ví dụ có người chuyên ngồi ghế lái, có người chuyên ngồi ghế phụ, có người nặng, người nhẹ…. Hoặc thói quen ngồi xe mỗi người cũng khác nhau, ví dụ người thường ngồi bên trái, có người lại ngồi bên phải, xẹp má trên hoặc xẹp lưng.

Thứ nhất, khi làm thủ công, kỹ thuật viên có thể thấy hết được tình trạng của xe, để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, khi thấy “bộ phận nào bị lõm xuống” thì phải thêm bước đắp thêm mút hoặc may bóp lại để tạo ra kiểu dáng chuẩn. Còn đối với kiểu may công nghiệp trên thị trường sẽ khó khắc phục được nhược điểm này.

Kinh nghiệm đi bọc ghế da để tránh phí tiền cho các bác tài

Chất liệu da gồm nhiều phẩm cấp khác nhau.


Vì phải khắc phục bằng cách thủ công, nên phải bỏ nhiều công sức, dẫn tới chi phí cao hơn. Ngược lại, cách bọc ghế da công nghiệp có chi phí rẻ hơn nhưng độ hoàn thiện sẽ kém hơn.

Thứ hai, ghế da của xe sẽ có hệ thống nẹp, tức là để kết nối da với khung ghế và các đường ghim để khớp vào cạnh ghế. Mỗi xe có hệ thống nẹp bố trí khác nhau. Quy trình làm thủ công sẽ bắt các chi tiết này, và ghim đúng như “zin” , tức là hệ thống nẹp cố định đúng với thiết kế của nhà sản xuất.

Nhưng may công nghiệp là “may theo số đông” nhằm rút gọn thời gian. Do vậy, họ thường bỏ qua công đoạn “lọc nẹp”, điều này khiến da ghế không được căng đều và kém bền.

Tuổi thọ và giá thành các loại da hiện nay?

Tuổi thọ của ghế da liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, cách làm chiếm 50% và chất da chiếm 50%. Da công nghiệp sẽ sử dụng chất lượng da kém hơn để giảm giá thành sản phẩm. Còn với cách làm thủ công, khách hàng có thể chọn được loại da theo yêu cầu.

Kinh nghiệm đi bọc ghế da để tránh phí tiền cho các bác tài

Thanh nẹp giữ cho bọc da luôn căng và đều.


Về giá thành, giá các loại da thấp dao động từ 2,5 – 7,5 triệu, nhiều loại da dành cho xe sang có giá lên đến hàng chục triệu đồng. Độ bền hàng may thủ công cao hơn với hàng công nghiệp ít nhất từ 30% trở lên. Nhưng độ bền và giá trị thẩm mỹ cũng cao hơn.

Khi lắp bọc ghế da, người dùng cần phải chú ý gì?

Nhiều khách hàng chỉ quan tâm tới bề mặt nhìn có “ưng mắt” hay không mà bỏ qua tầm quan trọng của hệ thống điện, nẹp gầm. Làm ghế da không đơn thuần là chỉ bọc các lớp mút. Bản chất là phải liên kết 3 thành phần: mút, khung sắt và hệ thống điện. Các ghế chỉnh điện cần phải làm đúng kỹ thuật, nếu không có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện bên trong và dưới gầm.

Do vậy, cần phải giữ đúng nẹp nguyên bản của nhà sản xuất. Các xe hạng sang còn có hệ thống điện phức tạp hơn vì có nhiều hệ thống cảm biến bên trong ví dụ hệ thống làm mát, sưởi ấm, chống ồn…

Kinh nghiệm đi bọc ghế da để tránh phí tiền cho các bác tài

Để hoàn thiện một bộ bọc ghế da hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm chi tiết khác nhau.

Thường khách hàng khi thay ghế da thường thay luôn cả da trên táp-lô và táp-bi cửa. Vì vậy, nếu làm ghế da không kỹ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện về lâu về dài.

Ưu-nhược điểm của dòng da thật và da nhân tạo?

Trên thị trường xe hơi, có 2 loại da loại chính: Loại thứ nhất da thật và da nhân tạo. Trong mỗi loại da này sẽ được phân thành nhiều phẩm cấp khác nhau.

Đối với dòng da thật thì phải chăm sóc bảo dưỡng kỹ càng hơn, nhưng phần lớn người dùng chưa ý thức việc chăm sóc da. Đặc tính da thật là kị nước và ánh nắng trực tiếp, nếu người dùng không chăm sóc kỹ, da thật sẽ rất nhanh bị nứt, cứng và chai sần lại theo thời gian.

Kinh nghiệm đi bọc ghế da để tránh phí tiền cho các bác tài

Khi thay bọc da ghế sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe.

Dòng da nhân tạo đã xử lý bằng hóa chất, ưu điểm người dùng không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần dùng các dung dịch làm sạch thông thường.

Điều này dẫn đến nhầm tưởng mà người dùng hay mắc phải là da thật tốt hơn da công nghiệp. Điều này đúng về mặt giá trị, nhưng về mặt sử dụng chưa chắc vì da nhân tạo đã được xử lý để vừa có độ thấm hút tốt, vừa dễ dàng vệ sinh. Hơn nữa, hiện nay 95% nguồn da bọc có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng tùy vào cơ sở kinh doanh có nhập phẩm cấp da như thế nào?

Kinh nghiệm đi bọc ghế da để tránh phí tiền cho các bác tài

Da gồm nhiều phẩm cấp khác nhau, nhiều loại khó có thể phân biệt bằng mắt thường.

Hầu hết người dùng không có đầy đủ kiến thức để phân biệt các loại da này. Do vậy, để kiểm định chất lượng da sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: Trực quan (cầm, nắm trực tiếp) và dựa vào uy tín của xưởng sản xuất. Đặc biệt, tránh nhìn qua hình ảnh, vì dù có bề mặt giống nhau, nhưng chất lượng da hai loại hoàn toàn khác biệt.

Xem thêm:

Một số câu hỏi người dùng thường gặp khi bọc ghế da?

Câu 1: Có nên độ ghế da không? Ví dụ từ “form” xe Camry có bọc theo kiểu Mercedes được không?

Trả lời: Hoàn toàn có thể làm được ở phần bên ngoài bằng cách rạch các mút bên trong. Tuy nhiên, khi “chế” như vậy thì độ bền sẽ không cao. Làm đúng kỹ thuật là phải làm theo quy định của nhà sản xuất. Vì như đã nói, khi lắp bọc da, chúng còn liên quan đến hệ thống nẹp và điện bên trong xe.

Câu 2: Túi khí có phát nổ được sau khi bọc lại táp lô bằng da không?

Trả lời: Lực nổ túi khí rất lớn, có thể dễ dàng xuyên qua lớp da. Do vậy, chúng sẽ vẫn bung bình thường khi có tai nạn xảy ra.

Cảm ơn anh về buổi phỏng vấn!

(Nguồn ảnh: Hoàng Vũ)

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất